Hiện nay vấn đề gỗ tự nhiên đang bị tan phá để phục vụ cho con người cũng như chính sách bảo vệ rừng của nhiều quốc gia nên tình trạng lấy gỗ tự nhiên đang trở nên rất khan hiếm. Do đó để tận dụng những gỗ vụn không còn giá trị để ứng dụng trực tiếp người ta đã sử dụng những loại gỗ này để sản xuất ra các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC và HDF. Bạn thử nhìn xung quanh nhà bạn, công sở hay các công trình thì 3 loại gỗ công nghiệp này được ứng dụng rất nhiều. Nhưng thực tế khi chúng ta chọn một loại vật dụng được làm từ những loại gỗ này lại không biết chất lượng của chúng như thế nào và loại nào thích hợp cho vật dụng gì và bảo quản ra sao, do đó bài viết này sẽ làm rõ cho bạn vấn để phân loại cũng như tinh năng, đặc điểm, ưu nhược điểm của từng loại gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: Phân loại và tính năng gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF
1. Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF là từ viết tắt của Medium Density Fiberboard (theo nghĩa tiếng việt là ván sợi có mật độ trung bình).Nhưng trong thực tế, MDF là tên gọi chung cho các loại sản phẩm ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình (medium density) và có độ nén chặt cao (hardboard). Để phân biệt các loại này, chúng ta dựa vào thông số cơ vật lý, các thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt của tấm ván.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp MDF: Được cấu tạo chủ yếu từ các loại gỗ vụn, bột sợi gỗ, keo kết dính, chất bảo vệ chống mối mọt, chống mốc và kháng ẩm…
Nguồn ảnh: trademaster
Quy trình sản xuất:
Các gỗ vụn sau khi không còn ứng dụng trực tiếp và nhánh cây sẽ được cho vào máy nghiền thành các gợi gỗ nhỏ, các sợi gỗ này sẽ được đưa vào một bồn sẽ được cho vào dung dịch để có thể rữa trôi các tạp chất có trong gỗ cũng như các loại chất nhựa.
Sau khi được làm sạch, các sợi gỗ này sẽ được đưa vào một máy trộn, trong đây sẽ chứa các thành phần như: chất kết dính, keo đặc chủng, các chất bảo vệ gỗ… và các thành phần khác sau đó sẽ được qua công đoạn ép (công đoạn này sẽ quyết định tấm gỗ làm ra sẽ chất lượng hay không), công đoạn ép này sẽ cho ra các tấm ván có độ dày khác nhau như 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm…. Kích thước sẽ được quy định chuẩn là 1220mm x 2440mm.
Phân loại quy trình sản xuất gỗ MDF:
Hiện nay công nghệ sản xuất gỗ MDF được chia làm 2 loại là quy trình sản xuất Khô và quy trình sản xuất ướt, đồng nghĩa công nghệ, máy móc sản xuất, chất lượng, ưu nhược điểm cũng sẽ khác nhau
Quy trình sản xuất gỗ MDF khô: Trong quy trình này các chất phụ gia, keo dính và các chất khác được trộn vào các loại bột gỗ trong máy trộn và sấy khô sơ bộ. Sau khi đã đều thì sẽ đưa vào một máy cào thành các lớp phẳng và tùy vào độ dày của ván mà thành nhiều tầng. Sau đó sẽ đưa chúng vào một máy ép và ép nhiều lần lớp thứ 1 đến lớp thứ 2, lớp thứ 3. Lần ép thiếp theo sẽ ép tất cả các lớp lại. Quá trình này cũng được thiết lập một nhiệt độ thích hợp để làm bốc hơi nước và làm keo chắc rắn lại. Sau quá trình ép, ván sẽ thành một tấm ván hoàn chỉnh cắt bỏ các phần biên, chà nhám và phân ra các loại khác nhau.
Quy trình sản xuất gỗ MDF ướt: Khác với làm khô là ngay đầu tiên bột gỗ sẽ được làm ướt bằng cách phun nước, kết vón lại. Sau đó chúng được cào ra thành các lớp và được đưa vào máy ép để tạo độ dày sơ bộ, sau đó tiếp tục là lớp thứ 2. Cuối cùng thì các lớp này sẽ được đưa vào một máy hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt các mặt và làm khô ván.
Phân loại ván MDF:
Chúng ta sẽ dựa vào chủng loại gỗ, bột gỗ, chất kết dính, các chất phụ gia cũng như công nghệ ép để có thể phân loại ra ván MDF, có 3 loại ván MDF chính đó là
- MDF trơn: loại này là phổ biến nhất để làm các độ nội thất
- MDF chịu nước: Cũng là dạng MDF trơn nhưng trong quá trình sản xuất có thêm keo chịu nước và công nghệ ép để tạo ra những tấm ván có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao.
- MDF Veneer: Là một loại ván được ép một lớp Veneer mỏng để bề mặt được láng mịn hơn. Lớp Veneer có thể là xoan đào, sồi, căm xe,… Khi sản phẩm làm từ MDF Veneer được hoàn thiện sẽ không khác gì là gỗ tự nhiên. Thậm chí MDF Veneer còn đẹp hơn nhờ lớp veneer được ghép từ nhiều loại vân gỗ khác nhau, rất thích hợp cho những phong cách nội thất hiện đại, sang trọng và cần tính mỹ thuật cao.
Ưu điểm của ván MDF:
- Ưu điểm nổi bật nhất của gỗ công nghiệp MDF đó chính là giá thành rẽ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên nhưng chất lượng lại không hề thua kém nên được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
- Bề mặt bám sơn rất tốt nên có thể tạo sự đa dạng về màu sắc cho sản phẩm.
- Rất dễ gia công và sản xuất
- MDF có thể tạo dáng sản phẩm theo yêu cầu, đáp ứng các nhu cầu sản phẩm cầu kỳ
- Do được sản xuất với công nghệ hiện đại kèm theo các chất phụ gia mà MDF không bị cong vênh, co ngót, mối mọt như một số loại gỗ khác, đây cũng là một ưu điểm rất lớn của loại gỗ này.
- Bề mặt MDF có diện tích lớn hơn so với một số gỗ tự nhiên nên được ứng dụng cho việc thiết kế các sản phẩm có kích thước lớn mà không cần phải chấp nối.
Nhược điểm của ván MDF:
- Gỗ công nghiệp MDF thông thường có khả năng chịu nước kém nếu bạn không am hiểu về sản phẩm thì rất có thể sẽ chọn những loại ván MDF thông thường để sử dụng sẽ gây ra tình trạng sản phẩm dễ hư hỏng. Thay vào đó bạn nên chọn MDF chống ẩm sẽ cải thiện được nhược điểm này.
- Các cạnh của ván MDF có độ cứng khá thấp nên dễ bị mẽ cạnh.
- Do sẽ hạn chế về vấn để độ dày của ván thường là khoảng tối đa là 25mm nên khi cần những sản phẩm có độ dày lớn thì cần nhiều tấm ván ghép lại.
- Loại ván này đã được làm phẳng trên bề mặt và phủ lớp keo bảo vệ nên không thể chạm trỗ các hoa vănnhư các loại gỗ tự nhiên.
- Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ván MDF khác nhau nên chất lượng cũng khác nhau nên sẽ làm cho người tiêu dùng không biết nên mua ở đâu uy tín, nếu mua phải MDF kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng do ván có các thành phần không tốt như Formaldehyde.
Ứng dụng của gỗ MDF:
Gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng rất nhiều trong ngành sản xuất nội thất cụ thể như các loại bàn, tủ quần áo, vách ngăn bàn làm việc, tủ kệ…. Tuy khả năng chịu nước kém nhưng đảm bảo không bị co ngót, mối mọt trong quá trình sử dụng. Với giá thành thấp hơn nhiều nhưng lại có độ bèn cao nên hiện nay gỗ MDF dần thay thế cho gỗ tự nhiên đang bị khan hiếm.
2. Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC là chữ viết tắt của Melamine Faced Chipboard, nghĩa là các loại ván gỗ dăm được phủ một lớp Melamine. Nguyên liệu chính của MFC là các loại gỗ rừng trồng, các loại cây thu hoạch ngắn ngày như cây keo, cây bạch đằng…
Nguồn ảnh: crossfurniture
Quy trình sản xuất:
Quy trình đầu tiên là gỗ sẽ được đưa vào máy băm thành các dăm gỗ. Sau đó các dăm gỗ này sẽ được trộn với keo công nghiệp và được đưa vào máy ép có cường độ cao tạo thành các tấm với độ dày khác nhau như 9mm, 12mm, 15m, 18mm, 25mm… Công đoạn cuối cùng là sẽ được tráng phủ lớp melamine lên bề mặt, chống trầy xước, thấm nước. Kích thước của MFC cũng giống như MDF có chiều dày khác nhau nhưng diện tích chung theo quy chuẩn 1220mm x2440mm.
Phân loại ván MFC:
MFC được chia làm 2 loại chính là MFC thường và MFC lõi xanh chịu ẩm.
Ưu điểm của ván MFC:
- Có khả năng chống ẩm tốt, nên rất phù hợp với khí nhậu nhiệt đới của nước ta.
- Chống cong vênh, co ngót, và ngăn mối mọt tốt.
- Nếu biết cách bảo quản tốt thì tuổi thọ của gỗ MFC có thể lên đến 10 năm
- Bề mặt Melamine nên sẽ có màu sắc đa dạng
- Được ứng dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, công trình…
- Giá của MFC cũng tương đối thấp so với các loại gỗ tự nhiên
- Do được cấu tạo từ dăm gỗ tự nhiên nên thân thiện với môi trường.
Nhược điểm của ván MFC:
- Có khả năng chống ẩm tốt nhưng chịu nước kém, nên nếu tiếp xúc với nước lâu có khả năng bị bung gỗ, hỡ ván… dẫn đến hư hỏng.
- Do bề mặt phủ Melamin nên nhìn sẽ không thẩm mỹ bằng các loại ván gỗ khác
- Hạn chế về độ dày nếu cần sản phẩm có độ dày lớn thì cần nhiều tấm ghép lại với nhau.
Ứng dụng của gỗ MFC:
Gỗ MFC thường: thường được sử dụng để làm các độ nội thất như bàn họp, bàn làm việc, tủ, vạch ngăn văn phòng, bàn ghế học sinh…
Gỗ MFC lõi xanh: Do đặc tính của MFC này là kháng ẩm tốt nhờ có keo đặc biệt nên chúng được sử dụng ở những nơi có độ ẩm cao như vách ngăn toilet, tủ bếp… do có đặc tính chịu ẩm nên loại ván này cũng sẽ có gí thành cao hơn so với MFC thường.
Cách phân biệt gỗ công nghiệp MFC và MDF
Bạn hoàn toàn có thể dùng mắt thường để phân biệt MFC và MDF vì MFC là ván dăm, thô, có các vụn gỗ không đồng nhất còn MDF mịn, không có dăm gỗ thô to.
3. Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF là viết của từ High Density Fberboard (theo nghĩa tiếng việt là ván sợi có mật độ cao)
Cấu tạo: HDF được tạo lõi gỗ từ 80-85% là gỗ tự nhiên, cũng như 2 loại gỗ trên thì HDF cũng có keo, chất phụ gia để làm tăng độ kết dính cho gỗ. Ngoài ra lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tùy thuộc vào loại keo cũng như là nguyên liệu cấu thành nên HDF. Tuy nhiên màu của lõi gỗ không nói lên chất lượng của sản phẩm.
Nguồn ảnh: luxuryflooringandfurnishings
Quy trình sản xuất:
Nguyên liệu chính của HDF là bột gỗ tự nhiên nguyên khối rừng trồng, sau khi đã có bột gỗ thì chúng sẽ được luộc và sấy khô trong môi trường có nhiệt độ rất cao. Mục đích là để xử lý hết nhựa và hết nước có trong gỗ. Sau đó bột gỗ đã được xử lý sẽ được kết hợp với các chất phụ gia để có thể làm tăng độ cứng cho gỗ, cũng như chống mối mọt.
Khi đạ trộn bột gỗ đã được xử lý trọn vào các chất phụ gia thì sẽ được đưa vào máy ép có áp suất cao, định hình thành [hẩm gỗ HDF có kích thước 1220 x 2440mm và có độ dày từ 6mm đến 25mm.
Cách phân biệt bằng mắt thường của gỗ HDF so với các loại gỗ công nghiệp khác đó là màu sắc của HDF toát lên màu sắc sáng, đồng nhất, và khi dùng tay sẽ thấy độ cứng cáp của gỗ, độ mịn, phẵng và nhẵn của gỗ.
Ưu điểm của gỗ HDF:
- Điểm nổi bật nhất của HDF đó là có bề mặt nhẵn bóng, láng mịn nên được ứng dụng lên nhiều nội thất đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
- Chống công vênh, co ngót, và ngăn mối mọt tốt.
- HDF có màu sơn đa dạng nên dễ dàng lựa chọn màu tùy theo yêu cầu thẫm mỹ.
- Có khả năng cách âm tốt, chịu nhiệt cao nên thường sử dụng trong sản xuất nội thất và công trình….
- Do đặc tính bền đẹp và chống ẩm tốt, cứng cáp, chắc chắn nên chúng được sử dụng nhiều hơn so với MDF và MFC
Nhược điểm của gỗ HDF:
- Khả năng chống thấm nước kém.
- Độ dày bị hạn chế nên thường những sản phẩm đòi hỏi độ dày lớn sẽ không thích hợp.
- Do thị trường có nhiều loại gỗ HDF là hàng kèm chất lượng nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
- Không chạm trỗ được như gỗ tự nhiên.
Ứng dụng của gỗ MDF
Do các ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF mà chúng được sử dụng rất nhiều cho đồ gỗ nội thất, tấm tường, vách ngăn, bàn, tủ hồ sơ và cửa ra vào. Do đặc tính đặc biệt của HDF là độ láng mịn nên còn được sử dụng làm sàn gỗ.
Tổng kết bài viết Phân loại và tính năng gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF
Hiện nay gỗ công nghiệp được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các sản phẩm nội thất bởi tính thân thiện với môi trường do không phải tàn phá rừng để lấy gỗ nữa. Ưu điểm nhất chính là giá thành hợp lý và chất lượng nếu biết bào quản có thể sử dụng rất lâu.
Qua bài viết hi vọng bạn cũng đã có thêm nhiều kiến thức về cấu tạo, công dụng của gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF. Việc quan trọng nhất là bạn tìm được những địa chỉ bán uy tín để có những sản phẩm chất lượng và giá cả phù hợp nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ MFC, MDF và HDF khác nhau chất lượng khác nhau nên sẽ có nhiều loại là hàng kém chất lượng, có chất phụ gia gây hại cho sức khỏe của bạn. Vì thế hãy chọn những đơn vị uy tín để có thể chọn những sản phẩm tốt nhất.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm gỗ công nghiệp, ván ép thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0946.120.009 . Woodee sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân để mọi người có thêm nhiều kiến thức về gỗ, ván ép, nội thất…. Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến thì có thể bình luận ngay bên dưới nhé.