Hiện nay gỗ ghép thanh là một trong những loại gỗ phổ biến trong ngành công nghiệp nội thất chỉ đứng sau các loại gỗ sợi như MDF, MFC… không chỉ ứng dụng nhiều trong đời sống mà gỗ ghép thành còn giải quyết được vấn đề các thanh gỗ thừa không được sử dụng để tạo ra một tấm gỗ lớn hơn phục vụ cho nhiều mục đích.
Ngoài ra một ưu điểm của gỗ ghép thanh đó chính là bề mặt thể hiện nên vân gỗ, màu sắc tạo cho bề mặt gỗ một vẻ đẹp tự nhiên, nhiều nhanh gỗ ghép lại với nhau còn tạo nên sự lạ mắt và nổi bật cho sản phẩm được làm ra.
Nhưng trước khi chọn loại gỗ ghép thanh để đưa vào dự án của bạn thì bạn nên đọc kỹ bài viết này, sẽ giúp bạn thấy được ưu, nhược điểm và các tính năng nổi bật, từ đó giúp bạn có được kiến thức tốt hơn để lựa chọn có nên sử dụng gỗ ghép thanh vào dự án của bạn không.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: Gỗ ghép thanh là gì, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng
1. Tìm hiểu gỗ ghép thanh
• Gỗ ghép thanh là gì?
Gỗ ghép thanh hay còn được gọi chung là gỗ ghép được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng như thông, tràm, cao su… các khối gỗ này sau khi khai thác và được lựa chọn kỹ lưỡng sau đó được đưa vào xưởng sản xuất gỗ, chúng sẽ được xẻ hoặc cưa thành các thanh gỗ nhỏ hơn sau đó được ghép lại với nhau theo các cách ghép khác nhau và tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
• Cấu tạo cơ bản của gỗ ghép thanh.
Gỗ ghép thanh được cấu tạo từ thành phần chính là gỗ rừng trồng tự nhiên, sau khi được khai thác sẽ được xẻ hoặc lạng ra thành những thanh gỗ nhỏ và được thông quá quá trình hấp, sấy và được ngâm với một số chất phụ gia để giúp cho ván không bị ẩm mốc và chống mối mọi. Các công đoạn trong xử lý và sản xuất đều được xử lý trên dây chuyển công nghiệp hiện đại và nghiêm ngặt trong mỗi công đoạn. Sau khi hoàn thành bước xử lý thì các thanh gỗ nhỏ sẽ được đưa qua công đoạn cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, ghép để tạo ra một tấm gỗ ghép nguyên tấm lớn và cuối cùng được phủ một lớp UV nhằm bảo vệ và tạo độ bóng cho gỗ.
Bên cạnh đó để tăng độ bền, độ chắc và kết dính cho gỗ ghép thanh thì trong quá trình sản xuất sẽ được thêm một số phụ liệu như keo Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Urea Formaldehyde (UF),…
Trong đó có dòng keo UF là dòng keo thông dụng dùng cho gia công nội thất còn PE với hàm lượng Formaldehyde bền chắc phù hợp với công phần vật liệu ngoại thất.
• Quy trình cơ bản sản xuất gỗ ghép thanh.
Tuỳ vào từng đơn vị sản xuất mà sẽ nhiều công đoạn khác nhau, nhưng cơ bản thì quy trình sản xuất sẽ có các quy trình cơ bản sau đây:
Bước 1 Nhập nguyên liệu và xử lý cơ bản: Các loại gỗ rừng trồng sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn xử lý cơ bản bằng máy móc và chia nhỏ gỗ thành những thanh theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Bước 2 Sơ chế các thanh gỗ: Sau đó các thanh gỗ này sẽ đến công đoạn đưa vào lò tẩm sấy đến độ ẩm thích hợp tầm 10 – 12%, Sau đó sẽ được kiểm tra kỹ càng, và xử lý mối mọ nấm mốc, mối mọt.
Bước 3 Ghép gỗ và ép gỗ: Các thanh gỗ sẽ được ép chặt lại bằng máy từ các thanh gỗ được ghép theo các kiểu ghép khác nhau (được quy định từ trước).
Bước 4 Tăng kết dính gỗ bằng keo: Tiếp theo các tấm gộ sẽ được liên kết chắc chắn hơn nhờ công đoạn xử lý qua keo. Có nhiều loại keo khác nhau được sử dụng như UF (Urea Formaldehyde), PF (Phenal Formaldehyde), PVAC (Polyvinyl Acetate),…
Bước 5 Chà bóng các thanh gỗ ghép: Các tẫm gỗ sau khi xử lý keo sẽ được chà nhẵn bề mặt, góc, cạnh bằng máy chà nhám.
Bước 6 Phủ lớp bảo vệ: Các tấm gỗ sau khi chà nhám và hoàn thiện thì sẽ được phủ một lớp bảo vệ là veneer, laminate, UV hoặc 2K làm bóng bề mặt cũng như các vân gỗ sẽ được hiện rõ ràng đẹp hơn, hạn chế tối đa trầy xước.
Bước 7 Hoàn thành công đoạn cuối: Sau khi đã thành phẩm hoàn chỉnh thì đóng kiện theo yêu cầu khách hàng hoặc có thể mang đi xuất khẩu.
Quy trình sản xuất gỗ ghép thanh cơ bản | Nguồn video: Youtube
• Trong bước 3 của quy trình có công đoạn ghép các thanh gỗ lại với nhau, tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu các cách ghép gỗ mục đích là giúp bạn hiểu được các thanh gỗ ghép lại với nhau bằng phương thức nào cũng như chọn được hoa văn (tuỳ kiểu ghép sẽ cho hoa văn khác nhau) phù hợp với dự án của bạn.
Hiện nay gỗ ghép thanh có 4 kiểu ghép phổ biến đó là:
• Ghép song song (Tiếng anh: Edge-Glued Board, Edge-Glued Panel, Laminated Board): Đây là kiểu ghép truyền thống nhất, các thanh gỗ sẽ có chiều dài bằng nhau nhưng không nhất thiết có cùng chiều rộng. chúng sẽ được ghép song song với nhau và tạo thành một tấm ván gỗ lớn.
• Kiểu ghép nối đầu (ghép mặt | Tiếng anh: Finger-Joint Board, Vertical Finger-Joint Board): Ở hai đầu của các thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa dọc, rồi lần lượt gắn lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó các thanh gỗ lại được ghép song song tạo thành tấm ván ghép. Lúc này trên bề mặt của tấm ván chỉ thấy các vết răng.
• Ghép cạnh (Tiếng anh: Butt-Joint Board, Horizontal Finger-Joint Board): Tấm ván gồm các thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa ngang (khác kiểu ghép gỗ đầu là răng cưa dọc) rồi lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó tiếp tục ghép song song thành các tấm ván lớn hơn.
• Ghép giác (Tiếng anh: Scarf-joint Board): Phần đầu của các thanh gỗ sẽ được máy cắt tạo thành các góc nhọn và có 2 gờ cố định (hình minh hoạ) và ghép lại với nhau thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép bằng cách ghép song song, khi nhìn ngang sẽ thấy ván có hình ghép là các đường chéo.
2. Quy cách cơ bản của gỗ ghép thanh
Hiện nay ván ghép thanh có rất nhiều quy cách và kích thước khác nhau tuỳ theo nhu cầu nhưng trên thị trường có các loại phổ biến:
• Quy cách 1: 1000mm x 2000mm
• Quy cách 2: 1200mm x 2400mm hoặc 1220mm x 2440mm
• Độ dày ván: 8mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm,22mm, 25mm.
+ Dung sai kích thước ván:
• Chiều dày: ±1mm
• Chiều rộng, chiều dài: ± 5mm
3. Đặc điểm nổi bật của gỗ ghép thanh
Vì gỗ ghép thành thì thành phần chính là các loại gỗ tự nên cũng có khả năng chống ẩm, chịu nhiệt khá tốt, thớ gỗ dày, ít co.
Các vân gỗ có hình dáng và vẫn gỗ với nhiều thanh gỗ ghép lại với nhau nên tạo cảm giác là mắt, rất phù hợp với các thiết kế không gian văn phòng hiện đại.
Trong quá trình sản xuất thì ván gỗ ghép thanh thì công đoạn cuối sẽ được phủ lên một lớp UV hoặc 2K để tạo cho bề mặt có được độ nhẵn bóng, hạn chế tối đa trầy xước.
Các loại gỗ ghép thanh cũng được biết đến với tính chất đàn hồi tốt, bền bỉ và dẻo dai theo thời gian (tất nhiên sẽ không so được với các loại gỗ tự nhiên nguyên khối). Vì thế bạn có thể chọn gỗ ghép thanh làm các sản phẩm nội thất rất phù hợp.
Trên đây là các đặc tính đặc biệt của gỗ ghép thanh, nhưng không phải loại ván nào cũng có thể đạt được. Điều này còn tuỳ thuộc rất nhiều vào thành phần cấu tạo ván của riêng từng nhà máy sản xuất. Vì thế bạn cần phải có kiến thức tốt để có thể chọn được những tấm gỗ ghép thanh chất lượng nhất, hoặc bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp uy tín.
4. Ưu nhược điểm của gỗ ghép thanh.
Ưu Điểm:
• Ưu điểm mà nhiều người lựa chọn gỗ ghép thanh là giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ cứng khác, phù hợp với nhiều nội thất, vật dụng có giá thành rẻ những vẫn đảm bảo chất lượng.
• Độ bền khá tốt, dẻo dai và trong công đoạn tẩm sấy, ngâm phụ gia thì gỗ ghép thanh không còn bị tấn chông bởi mối mọt, ẩm mốc.
• Rất phù hợp với nhiều vật dụng nội thất văn phòng, phòng ngủ, phòng làm việc, bàn, tủ, kệ, ốp sàn…
• Các vân gỗ tự nhiên cùng với các cách ghép khác nhau vì thế tạo cho sản phẩm sự khác biệt cũng như tính thẩm mỹ.
• Gỗ ghép thanh là gỗ tự nhiên được khai khác khi đã đủ các yếu tố cần thiết vì thế đảm bảo được vấn đề môi trường, nguồn cung luôn ổn định.
• Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, thì loại gỗ này không thải các chất độc ra môi trường.
Nhược điểm
• Vì là dòng gỗ ghép nên bạn sẽ không thể trạm khắc hoa văn, cũng như nếu bạn cần sản phẩm có độ sang trọng theo phong cách rồng phượng thì loại vật liệu này không đáp ứng được.
• Có tuổi thọ không được cao như các loại gỗ tự nhiên, nhưng nếu bạn cần tuổi thọ chỉ vài năm thì loại ván này rất phù hợp.
• Nếu bạn cần một tấm gỗ có màu sắc, hoa văn đồng bộ thì ván ghép thanh không đáp ứng được, do loại vật liệu này được ghép từ nhiều loại gỗ khác nhau nên màu sắc sẽ không được đồng đều
• Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng cáp như các loại gỗ cứng tự nhiên.
5. Các loại gỗ ghép thanh phổ biến hiện nay
Hiện nay có các loại gỗ ghép phổ biến như gỗ ghép cao su, gỗ ghép tràm, gỗ ghép tạp, gỗ ghép thông… mỗi loại gỗ sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, cũng như độ bền sẽ khác nhau, tuy nhiên điều bạn có thể quan tâm nhất chính là màu sắc và các vân gỗ vì mỗi loại sẽ có các màu sắc, hoa văn khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn.
6. Tiêu chi đánh giá gỗ ghép thanh chất lượng.
Các nhà cung cấp ván ép thanh khác nhau thì cũng sẽ có các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá chung các loại gỗ ghép trên thị trường có các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản sau đây.
• Chất lượng AA: Ván ghép có 02 mặt đẹp tuyệt đối, là chất lượng tốt nhất, thích hợp cho việc sản xuất thành phẩm gỗ yêu cầu đẹp tuyệt đối. Gỗ ghép hai mặt và các cạnh đẹp, màu sắc hài hòa. Chính nhờ vậy mà bạn không cần bỏ nhiều thời gian và công sức để hoàn thành một sản phẩm như ý muốn của mình mà không phải lo lắng về mẫu mã, màu sắc và chất lượng của ván.
• Chất lượng AB: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt B có một số điểm xấu và ít, điểm xấu có đường kính trung bình bé hơn 5mm và tối đa từ 4 – 5 điểm. Mặt hàng này phù hợp với việc sản xuất các loại gỗ thành phẩm như: mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…
• Chất lượng AC: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt C có nhiều điểm xấu và không có giới hạn điểm xấu chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt đẹp.
• Chất lượng CD : Ván ghép có 02 mặt xấu có nhiều điểm xấu, mặt B có điểm xấu với đường kính trung bình bé hơn 5mm tối đa là 4 – 5, còn mặt C không giới hạn điểm xấu, chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt vừa đủ đẹp.
Độ ẩm ván ghép từ 10% đến 12%.
Tiêu chuẩn ngoại quan bề mặt
• Ván đạt chất lượng tốt về bề mặt, độ phẳng.
• Độ chà nhám mịn mặt phẳng 120.
• Trên bề mặt ván không xuất hiện ngấn nhám thùng.
• Bề mặt không trầy xước, nứt nẻ, sọc nhám.
• Các mối ghép gắn khít tốt, không hở, không xì keo.
7. Có thể mua gỗ ghép thanh ở đâu
Hiện nay thì ván ghép thanh rất phổ biến và hầu như các cửa hàng gỗ nào cũng có, tuy nhiên bạn cần phải chú ý mặc dù đều là cùng loại ván ghép thanh nhưng mỗi nhà sản xuất sẽ có các công thức và quy trình sản xuất khác nhau cũng như vật liệu đầu vào, keo ép, máy móc… khác nhau nên thành phẩm chất lượng cũng khác nhau vì thế bạn cần phải chọn đúng các sản phẩm chất lượng bằng cách trang bị các kiến thức cần thiết để có thể chọn được những sản phẩm tốt và phù hợp nhất.
Nếu bạn đang có nhu cầu về gỗ ghép thì có thể liên hệ ngay với Woodee, các sản phẩm của Woodee luôn đa dạng mẫu mã, quy cách nhưng quan trọng hơn hết là các sản phẩm chất lượng với quy trình sản xuất nghiêm ngặt đạt các tiêu chuẩn từ nội địa đến xuất khẩu.
8. Ứng dụng của gỗ ghép thanh.
Hiện nay gộ ghép thanh được sử dụng rất phổ biến chỉ sau ván gỗ sợi, chúng được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực khác nhau như nội thất, sàn nhà, trang trí và cả các loại gỗ mỹ nghệ…
Tuy được ghéo từ nhiều tấm gỗ nhỏ khác nhau nhưng điểm đặc biệt của các loại gỗ ghép đó chính là hoa văn được sắp xếp không rật tự chính vì thế làm cho bề mặt gỗ luôn được nổi bật nếu biết kết hợp sẽ giúp cho không gian bắt mắt và nổi bật.
9. Các lưu ý khi lựa chọn gỗ ghép thanh.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, cũng như các xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất gỗ ghép thanh kém chất lượng, với giá rẻ. Và nhiều người lại ham rẻ mà mua phải những sản phẩm kém chất lượng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm cho bạn tốn thêm thời gian và chi phí.
Vì vậy trước khi mua các loại ván ép, gỗ công nghiệp nói chung thì bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản về sản phẩm chúng ta cần mua, ngoài ra việc lựa chọn các đơn vị cung cấp ván ép, các nhà máy sản xuất chất lượng, có đầy đủ các tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Nếu bạn không có nhu cầu quá cao, hoặc các tiêu chí sản quá tốt phẩm tốt thì có thể chọn các loại gỗ ghép thanh giá rẻ hoặc các sản phẩm thanh lý, đã qua sử dụng vài lần, các sản phẩm này rất thích hợp cho việc trang trí, hoặc làm các không gian tạo cảm giác hoài cổ, retro…không cần sử dụng các sản phẩm mới.
Một lưu ý khác là như Woodee trình bày ở trên thì có 4 loại gỗ ghép thanh cơ bản là AA, AB, AC và CD. Tuy chỉ là đánh giá cơ bản nhưng mỗi đơn vị sản xuất sẽ làm ra các loại ván AA, AB… khác nhau vì thế bạn không nên đánh giá là đơn vị đó cung cấp ván AA là sẽ tốt mà gỗ ghép thanh còn phải đảm bảo các quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chống nước, mối mọt… một cách tổng thể nhất.
10. Các câu hỏi thường gặp về gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh có độc hại không?
Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm và có thể có cả bạn khi đọc xong bài viết này vì như bạn có thể biết trong quy trình sản xuất của các loại gỗ ghép sẽ có công đoạn tẩm, sấy và ngâm vào chất phụ gia để chống mối mọt, sau đó sử dụng thêm hoá chất là keo và cuối cùng là phủ thêm một lớp keo thì bạn có thể thắc mắc nhiều chất trong tấm gỗ vậy thì có độc không. Thì Woodee xin trả lời các chất được sử dụng đều là lành tính có tính chất làm cho tấm gỗ được bền, chắc và tốt hơn, tuổi thọ cao hơn chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.
Tổng kết bài viết: Gỗ ghép thanh là gì, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng
Trên đây là mọi thứ về gỗ ghép thanh, tuy đây là một loại gỗ có mức giá thành khá rẻ nhưng độ bền của chúng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, ngoài ra mỗi loại ván ghép thanh sẽ cho màu sắc, hoa văn khác nhau, nếu bạn thích màu trầm có thể chọn gỗ ghép sồi, màu sáng thì có thể chọn gỗ sao su hoặc nếu bạn muốn hoa văn có chút lạ thì có thể sử dụng gỗ ghép tạp. Nhưng quan trọng hơn hết bạn nên tìm một đại lý gỗ uy tín không chỉ đảm bảo cho bạn được chất lượng sản phẩm mà bạn có thể nhờ họ tư vấn cho bạn loại gỗ đúng theo nhu cầu của bạn.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm gỗ, ván ép thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0909.482.859 – 0946.120.009 . Woodee sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân để mọi người có thêm nhiều kiến thức về gỗ, ván ép, nội thất…. Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến thì có thể bình luận ngay bên dưới nhé.