Nếu bạn tìm hiểu nhiều về các loại gỗ công nghiệp thì có thể biết được trong quá trình sản xuất sẽ có công đoạn xử lý phần kết dính bằng cách sử dụng keo dán gỗ công nghiệp (hay keo ép gỗ công nghiệp) như keo Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Urea Formaldehyde (UF), sau đó dùng ép lực, ép nhiệt để các tấm ván được liên kết với nhau một cách thật chắc chắn.
Nhưng mỗi loại keo dán gỗ công nghiệp lại phù hợp cho mỗi loại ván khác nhau vì thế nếu bạn đang muốn sử dụng keo nào phù hợp với nhu cầu thì bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc cho bạn công dụng của từng loại, ưu nhược điểm một cách chi tiết nhất.
Trong bài viết này Woodee chỉ sẽ chia sẻ về 4 loại keo dán gỗ công nghiệp thông dụng nhất trên thị trường hiện nay là Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC), Urea Formaldehyde (UF) và Melamine Urea Formaldehyde (MUF). Bài viết có chứa nhiều các thành phần hoá học phức tạp nên Woodee sẽ chỉ đề cập một cách cơ bản nhất để bạn có thể hiểu và nắm bắt một cách dễ dàng nhất.
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài viết: 4 loại keo dán gỗ công nghiệp thông dụng mà bạn nên biết
I. Keo Urea Formaldehyde (UF)
1. Keo Urea Formaldehyde (UF) là gì
Keo dán gỗ công nghiệp Urea Formaldehyde (Viết tắt UF) được xem là loại keo ép phổ biến nhất hiện nay cho ngành gỗ, ván công nghiệp, đặc tính của loại keo này là độ bám dính cao và với chi phí hợp lý so với nhiều loại keo tổng hợp khác.
Một số sản phẩm sử dụng keo UF phổ biến như ván ép, ván sàn, sản xuất gỗ ép làm nội thất,…
2. Đặc điểm cơ bản của keo dán gỗ công nghiệp Urea Formaldehyde (UF)
Keo dán gỗ công nghiệp UF được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cung cấp ván gỗ, do chúng có ưu điểm lớn là có thể đóng rắn nhanh ở mọi nhiệt độ, có độ bám dính rất tốt.
Tuy là độ kết dính tốt nhưng, một nhược điểm lớn của loại keo này là chịu nước kém, làm cho độ bền cơ học của loại keo này không cao, và khí hậu của nước ta có độ nóng ẩm cao nên loại keo này cũng bị hạn chế rất nhiều. Để khắc phục cho nhược điểm này thì loại keo UF có chứa melamin ra đời (mục 2). Kết quả của sự biến tính này là tạo cho sản phẩm sau khi đóng rắn sẽ có đa dạng liên kết sẽ khiến tăng độ bền hơn khi bị thấm nước, độ bền cơ học và khả năng bám dính của keo cũng sẽ keo hơn. Ngoài ra còn có các dòng keo E1, E2… phù hợp với nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Hiện nay công nghệ sản xuất keo UF tương đối đơn giản, vì vậy được xem là một trong những sự lựa chọn cho các cơ sở sản xuất trong nước không đòi hỏi quá cao về hàm lượng chất khô (Formalin) cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
3. Cấu tạo của keo Urea Formaldehyde (UF)
Đây là chất keo tổng hợp được tạo ra từ phản ứng giữa Ure và Formalin (formandehit) ở nhiệt độ thích hợp cùng với chất phụ gia là chất xúc tác/ức chế phản ứng như acid focmic va sodium hydroxide. Với sản phẩm được tạo ra là monome. Monome có khả năng tạo thành polyme dạng rắn trong môi trường axit và tính liên kết cao. Đây là một trong những đặc trưng nổi bật của keo UF.
4. Mặt hạn chế của keo Urea Formaldehyde (UF)
Được sử dụng rộng rãi tuy nhiên, việc cung cấp keo dán gỗ công nghiệp UF chất lượng không tốt gây hại cho sức khoẻ của người sử dụng, cũng như bảo vệ môi trường ngày càng phổ biến, như Woodee đã đề cập thì công nghệ sản xuất UF đơn giản, cung ứng đại trà cho các đại lý sản xuất thành phẩm không đòi hỏi cao về hàm lượng Formalin nên gây ra tình trạng như:
- Không thân thiện với môi trường, khó khăn trong khâu xử lý môi trường.
- Hàm lượng chất khô của sản phẩm thấp, keo kém ổn định, có thể gây ra tình trạng hư hỏng các vật liệu kèm theo.
- Sản phẩm có hàm lượng formandehit (formaline) tự do cao, không đáp ứng được tiêu chuẩn phát thải formandehit (formaline) ra môi trường nên không được dùng cho các loại ván xuất khẩu yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng formandehit
- Gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sử dụng và có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Vì thế bạn cần rất lưu ý chọn những đơn vị cung cấp keo dán gỗ công nghiệp UF uy tín, đảm bảo chất lượng về mặt môi trường cũng như đảm bảo những tiêu chuẩn cho sức khoẻ của mọi người.
5. Các dòng keo UF
Có nhiều dòng keo dán gỗ công nghiệp UF như dòng keo E0, E1, E2, chưa đạt E2, và keo pha trong nước (phân loại theo tiêu chuẩn phát thải). Trong đó thì keo chưa đạt E2 và keo pha trong nước là được dùng nhiều nhất. Vì các xưởng sản xuất nhỏ lẻ đề có thể sản xuất và cung cấp 2 dòng keo này rộng rãi do không yêu cầu cao về hàm lượng formalin, không yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng.
6. Ưu nhược điểm của keo Urea Formaldehyde (UF)
Ưu điểm:
- Nguyên liệu sản xuất UF rất phổ biến
- Giá thành hợp lý
- Giời gian ép, đóng rắn khá nhanh
Nhược điểm:
- Chịu nước kém
- Độ bền cơ học không cao
- Tình trạng keo UF kém chất lượng vẫn rất nhiều trên thị trường.
7. Ứng dụng keo Urea Formaldehyde (UF)
Keo dán gỗ công nghiệp UF sử dụng rất phổ biến để sản xuất ván gỗ ép, ván sợi (MDF, MFC…), ván ghép thanh, ván dăm…cho thị trường ván nội thất. Và tuỳ vào tiêu chuẩn sản phẩm và từng thị trường mà chúng ta có thể lựa chọn keo theo tiêu cuản E0 đến E2.
II. Keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
1. Keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF) là gì
Keo dán gỗ công nghiệp Melamine Urea Formaldehyde (Viết tắt MUF) là một biến tính khác của keo ép gỗ công nghiệp Urea Formaldehyde (UF), quy trình sản xuất keo MUF cũng giống UF chỉ có khác là quá trình nhiệt phản ứng giữa Formalin và Urea dưới sự xúc tác/ức chế của Acid formic và Sodium hydroxide. Melamin được thêm vào trong quá trình phản ứng để biến tính keo, và kết quả của sự biến tính này làm cho sản phẩm sau khi đóng rắn có đa dạng kết liên ngang làm thay đổi đáng kể các thuộc tính của keo, và có độ bền, có tính kháng nước cao, chắc chắn hơn nhiều so với keo UF.
2. Đặc điểm cơ bản của keo dán gỗ công nghiệp Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Keo dán gỗ công nghiệp MUF được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp cung cấp ván gỗ cao cấp, do chúng có ưu điểm lớn là có thể đóng rắn nhanh ở mọi nhiệt độ, có độ bám dính rất tốt, tính kháng nước tốt.
Đặc điểm nổi bật nhất của keo dán gỗ công nghiệp MUF vượt trội hơn so với UF đó là khả năng chịu nước tốt hơn, độ bền cơ học cũng sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy vượt trội hơn nhưng các đơn vị sản xuất ván ép nhỏ lẻ ít sử dụng loại keo dán gỗ công nghiệp MUF vì giá thành khá cao, không phù hợp với các sản phẩm đại trà có giá thánh rẻ.
3. Cấu tạo của keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Đây là chất keo tổng hợp được tạo ra từ phản ứng giữa Ure và Formalin (formandehit) ở nhiệt độ thích hợp cùng với chất phụ gia là chất xúc tác/ức chế phản ứng như acid focmic va sodium hydroxide. Melamin được thêm vào trong quá trình phản ứng để biến tính keo, giúp keo kháng nước tốt hơn. Với sản phẩm được tạo ra là monome, monome có khả năng tạo thành polyme dạng rắn trong môi trường axit và tính liên kết cao.
4. Mặt hạn chế của keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Mặt hạn chế lớn nhất của keo dán gỗ công nghiệp MUF là giá thành khá cao, không phù hợp với những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ. Nhưng bù lại thì có khả năng kháng nước phù hợp cho những sản phẩm gỗ, ván ép cao cấp.
5. Các dòng keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Cũng giống như keo UF được chia E0 đến E2 phân loại khá đa dạng, tuỳ mục đích sản xuất nội bộ và xuất khẩu. Và tuỳ theo hàm lượng Melamine có trong keo mà đặc tính của keo cũng thay đổi theo, hàm lượng Melamine từ thấp đến cao và càng cao thì khả năng kháng nước cũng tăng dần, nếu sử dụng hàm lượng Melamine phù hợp thì ván ép từ keo MUF có thể chịu nhiệt độ sôi lên đến 20 tiếng.
6. Ưu nhược điểm của keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Ưu điểm:
- Đa dạng về sản phẩm theo thành phần
- Độ chịu nước khá tốt, độ bền cơ học tương đối tốt.
- Chống ẩm mốc cho ván.
Nhược điểm:
- Thời gian đóng rắn chậm hơn so với keo UF.
- Giá thành tương đối cao.
6. Ứng dụng keo dán gỗ công nghiệp Melamine Urea Formaldehyde (MUF)
Keo ép gỗ công nghiệp MUF sử dụng rất phổ biến để sản xuất ván công nghiệp cần độ chống nước tốt như ván cốp pha, ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm …cho thị trường ván nội thất cần độ bền cao. Và tuỳ vào tiêu chuẩn sản phẩm và từng thị trường mà chúng ta có thể lựa chọn keo theo tiêu cuản E0 đến E2.
III. Keo Phenol Formaldehyde (PF)
1. Keo Phenol Formaldehyde (PF) là gì
Keo dán gỗ công nghiệp Phenol Formaldehyte (viết tắt PF), hay còn gọi là keo Phenol, là hợp chất keo được kết hợp từ Phenol và Formaldehyde, do các liên kết đặc biệt giữa những phân tử Phenol và Formaldehyde trong môi trường kiềm hoặc a-xít của phản ứng nhiệt tạo nên những chuỗi liên rất chặt chẽ bền vững. Dùng chủ yếu để ép các loại ván công nghiệp như coppha xây dựng, ván sợi (MDF, MFC, HDF)… các loại ván MDF chịu nước ngoài trời…
Xem thêm: Phân loại và tính năng gỗ công nghiệp MDF, MFC và HDF
2. Đặc điểm cơ bản của keo Phenol Formaldehyde (PF)
Do có đặc điểm là chuỗi liên rất chặt chẽ bền vững nên rất được dùng trong ngành công nghiệp gỗ, làm chất kết dính rất tốt cho các loại ván cần độ bền cao, chịu nhiệt cực tốt, chịu nước tốt. Thường sử dụng trong các loại ván ép cốp pha trong xây dựng, ván MDF chịu nước, chịu nhiệt.
Ván ép từ keo này có thể đạt độ bền nhiệt cao, chịu được nhiệt độ sôi đến hơn 72 giờ mà không bị bong tách, hư hại, vì thế đây là loại keo không thể thiếu cho các công trình ngoài trời.
3. Cấu tạo của keo Phenol Formaldehyde (PF)
Keo phenol formaldehyde là polyme tổng hợp từ phenol hoặc chất thay thế của hóa hợp với Aldehyde trong môi trường xúc tác kiềm hoặc a-xít của phản ứng nhiệt tạo nên những chuỗi liên rất chặt chẽ bền vững.
Ngoài công dụng làm chất kết dính ra, PF còn có nhiều công dụng khác. Dùng các nhóm Phenol (phenolic, methyl hydroxybenzene, xylenol, resorcinol ) và nhóm Aldehyde (formaldehyde, acetic aldehyde, furfural …) khác nhau, tỷ lệ khác nhau, chất xúc tác khác nhau, sẽ cho ra các sản phẩm PF có công dụng và tính chất khác nhau.
4. Mặt hạn chế của keo Phenol Formaldehyde (PF)
Trước đây dòng keo này không tốt cho sức khoẻ con người, đặc biệt là các công nhân thao tác trực tiếp để sản xuất loại keo này nên rất hạn chế trong việc sản xuất. Ngoài ra nguyên liệu để sản xuất cũng không phổ biến nên giá thành cho loại keo Phenol có giá thành khá cao.
Hiện nay thì dòng keo này cũng được nhiều đơn vị sản xuất có dây chuyên hoàn toàn tự động, kiểm soát toàn bộ quá trình qua máy móc và dây chuyển sản xuất khép kín nên giá thành cũng cạnh tranh, đảm bảo sức khoẻ cho công nhân làm việc.
5. Ưu nhược điểm của keo Phenol Formaldehyde (PF)
Ưu điểm:
- Độ bền cơ tốt, chịu nhiệt cực cao
- Tính chịu nước tốt.
Nhược điểm:
- Nguyên liệu sử dụng để sản xuất không phổ biến.
- Giá thành cao.
- Độc hại cho người sản xuất và sử dụng.
6. Ứng dụng keo Phenol Formaldehyde (PF)
Do đây là loại keo không tốt cho sức khoẻ của con người nên rất ít dùng cho sản phẩm ván nội thất. Thay vào đó thì các sản phẩm như ván siêu chịu nước chịu nhiệt như làm ván sàn nhà, sàn containter, tàu biển và các loại ván ép cốp pha cao cấp hầu như đều sử dụng keo DF.
Xem thêm: 7 ưu điểm của ván ép cốp pha trong xây dựng
IV. Keo Polyvinyl Acetate (PVAc)
1. Keo Polyvinyl Acetate (PVAc) là gì
Keo Polyvinyl Acetate (Viết tắt là PVAc), hay còn biết với tên là keo sữa, keo trắng hay keo nước. Đây là một loại keo rất thông dụng trong ngành in ấn, giấy bao bì, thủ công mỹ nghệ và ngành gỗ và đặc biệt trong công nghiệp dệt may như dùng làm keo vải, hồ vải để dán các sản phẩm không dệt bằng sợi nhựa tổng hợp (túi xách, khẩu trang y tế, các sản phẩm dệt may hoàn thiện…)
2. Đặc điểm cơ bản của keo Polyvinyl Acetate (PVAC)
Sở dĩ loại keo này được sử dụng rất rộng rãi đó là chúng rất tiện lợi, an toàn, chi phí thấp, dễ sử dụng, dễ bảo quản. Có thể sử dụng thủ công hoặc có thể sử dụng trong các máy chuyên dụng tự động hoặc bán tự động. Có thể pha thêm với nước tuỳ nhu cầu sử dụng. Có độ kết dính cao, độ bền cơ học tương đối tốt.
Ngoài ra còn có khả năng chống vi khuẩn, không làm ảnh hưởng đến nguyên liệu trong quá trình thi công, không có mùi khó chịu, thân thiện với môi trường.
So với 3 loại keo ở trên thì PVAc được xem là loại keo an toàn nhất cho sức khoẻ của con người, an toàn với môi trường cũng như các sản phẩm làm ra có chứa keo PVAc thì bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn.
3. Cấu tạo của keo Polyvinyl Acetate (PVAC)
Keo PVAc là một loại keo dán gốc nước, không chứa chất formaldehyde và kim loại nặng. Thành phần chính là nhựa Polyvinyl Acetate, keo dán Polyvinyl Acetate được tổng hợp từ axit axetic và axetylen vinylaxetat, thêm titanium dioxide (canxi nhẹ và bột talc, như bột), sau đó thông qua quá trình xử lý và phản ứng sẽ hình thành chất nhũ, lỏng màu trắng sữa.
4. Mặt hạn chế của keo Polyvinyl Acetate (PVAC)
Hạn chế lớn nhất của PVAc là không bền trong môi trường ẩm ướt, keo rất dễ bị bung ra. PVAc không chịu ở nhiệt độ quá cao trên 50 và cũng không có khả năng chống cháy. Đó là đối với các loại keo PVAc phổ thông. Còn những loại keo thông dụng cho ngành gỗ thì sẽ có công thức riêng để đáp ứng đúng nhu cầu
5. Ưu nhược điểm của keo Polyvinyl Acetate (PVAC)
Ưu điểm:
- Bám dính rất tốt, khi khô thì rất chắc
- An toàn cho người sử dụng
- Dễ tan trong nước nên dễ tẩy rửa khi sử dụng thủ công bằng tay.
Nhược điểm:
- Khi ở môi trường ẩm ướt thì keo dễ bị bung khỏi bề mặt bám dính.
- Không chịu được ở những nơi có nhiệt độ cao quá 50
- Khi ở trong môi trường ẩm ướt, keo có thể bị bung ra khỏi bề mặt bám dính.
- Không chịu được những nơi có nhiệt độ quá cao trên 50°C.
- Không chống cháy nổ.
6. Ứng dụng của keo Polyvinyl Acetate (PVAC)
Vì đây là một loại chất kết dính thân thiện với môi trường và an toàn nhất, nên đầu như các sản phẩm Polyvinyl acetate (PVAc) được sử dụng rộng rãi khắp các ngành như trong keo ô tô, thiết bị gia dụng và keo dán cơ khí, chất kết dính xây dựng, keo dán công nghiệp, keo văn phòng phẩm, bao bì sản phẩm dính. Đặc biệt trong ngành gỗ thì loại keo PVAc rất thông dụng để làm keo dán gỗ công nghiệp như ván ép, ván ghép thanh… rất bền và rất chắc.
Tổng kết bài viết: 4 loại keo dán gỗ công nghiệp thông dụng
Trên đây là 4 loại keo dán gỗ công nghiệp và ngành ép ván công nghiệp nói chung thông dụng nhất trong ngành ép ván công nghiệp, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng cũng như đặc tính riêng phù hợp với từng nhu cầu của bạn. Tuy là hiểu là vậy nhưng nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng một loại keo nào thì bạn hãy tìm hiểu thật chi tiết về loại keo đó, cũng như tham khảo các nhà cung cấp và hỏi họ chính xác những loại keo, chất kết dính mà bạn quan tâm. Vì như bạn đã biết trong thành phần củ nhiều loại keo có chứa formandehit hoặc một số thành phần rất có hại cho sức khoẻ, nên bạn cần rất lưu ý ở điểm này.
Nếu bạn có thắc mắc gì thêm có thể comment ngay bên dưới bài viết này, Woodee sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các sản phẩm gỗ, ván ép thì đừng ngần ngại inbox qua Fanpage hoặc gọi trực tiếp đến hotline: 0909.482.859 – 0946.120.009 . Woodee sẽ tư vấn cho bạn những sản phẩm tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của bạn và cam kết giá tốt nhất thị trường.
Nếu thấy bài viết này hay và có ích, hãy chia sẽ để bạn bè và người thân để mọi người có thêm nhiều kiến thức về gỗ, ván ép, nội thất…. Nếu bạn có thắc mắc hoặc ý kiến thì có thể bình luận ngay bên dưới nhé.