Gỗ cao su, gỗ ghép cao su là gì
Khái niệm gỗ cao su – Rubber Wood là gì?
Trước khi chúng ta tìm hiểu về gỗ ghép cao su thì chúng ta sẽ tìm hiểu về gỗ cao su.
Gỗ cao su là một loại gỗ cứng tên gọi tiếng anh là Rubber Wood, chúng sống ở các vùng nhiệt đới nóng ẩm, nên ở các vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam thì có rất nhiều cây cao su, mật độ trung bình, có màu sáng, chúng được lấy từ thân của cây cao su Hevea brasiliensis, vì ứng dụng của loại gỗ này rất nhiều nên chúng thường được trồng thành đồn điền, loại gỗ này có thể tận dụng từ lúc chúng trưởng thành chúng ta có thể khai thác nhựa để làm các vật dụng trong đời sống, khi đến tuổi chúng sẽ được đốn đi, và phần thân này sẽ được tận dụng để làm các vật dụng trong đời sống, trong đó có vật liệu gỗ ghép từ cây cao su. Vì vậy, loài cây này rất “thân thiện với môi trường” có nghĩa là gỗ được khai thác từ một nguồn tái tạo.
Đặc điểm và ứng dụng cơ bản của gỗ cao su.
Gỗ cao su được biết nhiều trong ngành nội thất, gỗ cao su sau khi được khai thác sẽ được cưa thành các thanh gỗ tròn, hoặc là cưa thành các ván mỏng để phục vụ cho nhu cầu khác. Loại gỗ này có một ưu điểm là các thớ gỗ khá dày, ít co, mày sắc thì tương đối đẹp nên phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.
Đặc điểm chung của các loại cây cao su là chúng thuộc vào nhóm cây VII là nhóm gỗ nhẹ, sức chịu dựng khá kém, đặc biệt là dễ bị mối mọt cũng như tuổi thọ để làm các vật phẩm tiêu dùng không cao, nên thời gian trước không được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên vào những năm 1980 với sự phát triển của khoa học và bằng các phương pháp xử lý hoá học mà các loại gỗ này được ứng dụng nhiều hơn trong nội thất và các vật dụng gia đình, đến những năm gần đầy thì loại gỗ này càng được ưa chuộng hơn vì chúng ta đã giải quyết được vấn đề mối mọt, ẩm mốc, cách xử lý bằng là ngâm các loại ván gỗ cao su này vào hoá chất chống mối mọt, sau đó sấy lại để khếch tán các chất này thấm vào gỗ và kiểm soát độ ẩm. Đặc biệt là chúng hiện nay có giá thành rất rẻ.
Gỗ cao su tự nhiên có đặc tính là dẻo dai, dễ dàng uốn cong mà không bị gãy. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của loại gỗ này mà nhiều chuyên gia ưa thích sử dụng và sáng tạo với gỗ tự cao su để có thể tạo ra những sản phẩm đặc biệt mà những gỗ tự nhiên quý hiếm khác không làm được.
Ngoài ra chúng có vân gỗ uốn lượn, màu sắc vàng ấm hoặc hổ phách rất đẹp. Nên chúng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường gỗ hiện nay chỉ sau gỗ ghép tạp.
Thông số chi tiết về gỗ cao su
Mật độ: 560-640 (kg/m3 ở 16% MC)
Tiếp tuyến Hệ số co dư: 1.2 (%)
Triệt Hệ số co dư: 0.8 (%)
Độ cứng: – 4350 (N)
Tĩnh uốn: 66 N/mm ở mức 12% MC
Mô đun đàn hồi: 9700 (N/mm ở mức 12% MC)
Gỗ ghép cao su là gì
Gỗ ghép cao su, có nhiều tên gọi khác là gỗ cao su thanh ghép, thanh gỗ cao su, ván ghép thanh cao su hoặc là ván ép cao su… là một tấm gỗ ghép được cấu thành từ nhiều thanh gỗ có kích thước khác nhau được ghép với nhau bằng các kiểu ghép nối để tạo thành một tấm gỗ có kích thước lớn hơn. Các tấm gỗ này sẽ qua công đoạn bào, chà mịn và được cắt ra các kích thước khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng.
Gỗ ghép cao su thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau chủ yếu là nội thất như tủ, bàn, ghế… hoặc thậm chí là các tác phẩm nghệ thuật cũng được sử dụng bằng gỗ ghép cao su rất nhiều.
Ngoài ra ván ghép cao su có màu sắc đa hạng từ màu xám, nâu thích hợp cho các nội thất cần độ sang trọng. Bên cạnh màu sắc tự nhiên của gỗ thì khi làm ra các sản phẩm nội thất từ gỗ cao su thì còn được phủ một lớp UV nhằm tạo lớp nhẵn bóng, làm cho vân gỗ hiện ra rõ nét, chống trầy, chống thấm nước.
Cấu tạo của gỗ ghép cao su
Gỗ ghép cao su được cấu tạo từ thành phần chính là gỗ cao su tự nhiên, sau khi được khai thác sẽ được xẻ hoặc lạng ra thành những thanh gỗ nhỏ và được thông quá quá trình hấp, sấy và được ngâm với một số chất phụ gia để giúp cho ván không bị ẩm mốc và chống mối mọi. Các công đoạn trong xử lý và sản xuất gỗ ghép thanh đều được xử lý trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và nghiêm ngặt trong mỗi công đoạn. Sau khi hoàn thành bước xử lý thì các thanh gỗ nhỏ sẽ được đưa qua công đoạn cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, ghép để tạo ra một tấm gỗ ghép nguyên tấm lớn và cuối cùng được phủ một lớp Laminate, UV, Veneer hoặc 2K nhằm bảo vệ và tạo độ bóng cho gỗ.
Bên cạnh đó để tăng độ bền, độ chắc và kết dính cho gỗ ghép cao su thì trong quá trình sản xuất sẽ được thêm một số phụ liệu như keo Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Urea Formaldehyde (UF).
Các kiểu ghép của gỗ cao su
Các kiểu ghép gỗ hiện nay cũng đa dạng hơn cũng nhằm cho tấm ván gỗ có hoạ tiết lạ mắt, nhưng trên thị trường hiện nay thì có 3 loại kiểu ghép chính đó là:
• Kiểu ghép song song: Đây là kiểu ghép truyền thống nhất, các thanh gỗ sẽ có chiều dài bằng nhau nhưng không nhất thiết có cùng chiều rộng. chúng sẽ được ghép song song với nhau và tạo thành một tấm ván gỗ lớn.
• Kiểu ghép gỗ đầu (ghép mặt, ghép finger): Ở hai đầu của các thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa đọc, rồi lần lượt gắn lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó các thanh gỗ lại được ghép song song tạo thành tấm ván ghép. Lúc này trên bề mặt của tấm ván chỉ thấy các vết răng.
• Kiểu ghép cạnh: Tấm ván gồm các thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa ngang (khác kiểu ghép gỗ đầu là răng cưa dọc) rồi lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh với nhau như kiểu ghép mặt.
Quy trình sản xuất gỗ ghép cao su
Tuỳ vào từng đơn vị sản xuất mà sẽ nhiều công đoạn khác nhau, nhưng cơ bản thì quy trình sản xuất sẽ có các quy trình cơ bản sau đây:
Bước 1 Nhập nguyên liệu và xử lý cơ bản: Các loại gỗ rừng trồng sau khi được thu về sẽ trải qua công đoạn xử lý cơ bản bằng máy móc và chia nhỏ gỗ thành những thanh theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau.
Bước 2 Sơ chế các thanh gỗ: Sau đó các thanh gỗ này sẽ đến công đoạn đưa vào lò tẩm sấy đến độ ẩm thích hợp tầm 10 – 12%, Sau đó sẽ được kiểm tra kỹ càng, và xử lý mối mọ nấm mốc, mối mọt.
Bước 3 Ghép gỗ và ép gỗ: Các thanh gỗ sẽ được ép chặt lại bằng máy từ các thanh gỗ được ghép theo các kiểu ghép khác nhau (được quy định từ trước).
Bước 4 Tăng kết dính gỗ bằng keo: Tiếp theo các tấm gộ sẽ được liên kết chắc chắn hơn nhờ công đoạn xử lý qua keo. Có nhiều loại keo khác nhau được sử dụng như keo Phenol Formaldehyde (PF), Polyvinyl Acetate (PVAC) hoặc Urea Formaldehyde (UF),… trong đó dòng keo phổ biến nhất là UF trong gia công gỗ ghép thanh tại Việt Nam.
Bước 5 Chà bóng các thanh gỗ ghép: Các tẫm gỗ sau khi xử lý keo sẽ được chà nhẵn bề mặt, góc, cạnh bằng máy chà nhám.
Bước 6 Phủ lớp bảo vệ: Các tấm gỗ sau khi chà nhám và hoàn thiện thì sẽ được phủ một lớp bảo vệ là veneer, laminate, UV hoặc 2K làm bóng bề mặt cũng như các vân gỗ sẽ được hiện rõ ràng đẹp hơn, hạn chế tối đa trầy xước.
Bước 7 Hoàn thành công đoạn cuối: Sau khi đã thành phẩm hoàn chỉnh thì đóng kiện theo yêu cầu khách hàng hoặc có thể mang đi xuất khẩu.
Quy trình sản xuất gỗ ghép cao su, Nguồn video: Youtube
Quy cách, kích thước của gỗ ghép cao su
Hiện nay ván ghép cao su có rất nhiều quy cách và kích thước khác nhau tuỳ theo nhu cầu nhưng trên thị trường có các loại phổ biến:
• Quy cách 1: 1000mm x 2000mm
• Quy cách 2: 1200mm x 2400mm
• Độ dày ván: 8mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm,22mm, 25mm.
+ Dung sai kích thước ván:
• Chiều dày: ±1mm
• Chiều rộng, chiều dài: ± 5mm
GỌI NGAY CHO WOODEE
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Tiêu chuẩn đánh giá gỗ ghép cao su chất lượng
Các nhà cung cấp ván ép thanh khác nhau thì cũng sẽ có các tiêu chuẩn chất lượng khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá chung các loại gỗ ghép cao su trên thị trường có các tiêu chuẩn chất lượng cơ bản sau đây.
• Chất lượng AA: Ván ghép có 02 mặt đẹp tuyệt đối, là chất lượng tốt nhất, thích hợp cho việc sản xuất thành phẩm gỗ yêu cầu đẹp tuyệt đối. Gỗ ghép hai mặt và các cạnh đẹp, màu sắc hài hòa. Chính nhờ vậy mà bạn không cần bỏ nhiều thời gian và công sức để hoàn thành một sản phẩm như ý muốn của mình mà không phải lo lắng về mẫu mã, màu sắc và chất lượng của ván.
• Chất lượng AB: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt B có một số điểm xấu và ít, điểm xấu có đường kính trung bình bé hơn 5mm và tối đa từ 4 – 5 điểm. Mặt hàng này phù hợp với việc sản xuất các loại gỗ thành phẩm như: mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…
• Chất lượng AC: Ván ghép có mặt A đẹp và mặt C có nhiều điểm xấu và không có giới hạn điểm xấu chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt đẹp.
• Chất lượng CD : Ván ghép có 02 mặt xấu có nhiều điểm xấu, mặt B có điểm xấu với đường kính trung bình bé hơn 5mm tối đa là 4 – 5, còn mặt C không giới hạn điểm xấu, chất lượng màu sắc tương đối xấu hơn so với hai loại trên. Loại ván này sử dụng làm ván lót sàn hoặc ốp tường, chỉ cần một mặt vừa đủ đẹp.
Độ ẩm ván ghép từ 10% đến 12%.
Tiêu chuẩn ngoại quan bề mặt
• Ván đạt chất lượng tốt về bề mặt, độ phẳng.
• Độ chà nhám mịn mặt phẳng 120.
• Trên bề mặt ván không xuất hiện ngấn nhám thùng.
• Bề mặt không trầy xước, nứt nẻ, sọc nhám.
• Các mối ghép gắn khít tốt, không hở, không xì keo.
Ưu điểm, nhược điểm của của gỗ cao su ghép thanh.
Ưu điểm
• Ưu điểm mà nhiều người lựa chọn gỗ ghép cao su là giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ cứng khác, phù hợp với nhiều nội thất, vật dụng có giá thành rẻ những vẫn đảm bảo chất lượng.
• Độ bền khá tốt, dẻo dai và trong công đoạn tẩm sấy, ngâm phụ gia thì gộ ghép cao su không còn bị tấn chông bởi mối mọt, ẩm mốc.
• Rất phù hợp với nhiều vật dụng nội thất văn phòng, phòng ngủ, phòng làm việc, bàn, tủ, kệ, ốp sàn…
• Các vân gỗ tự nhiên cùng với các cách ghép khác nhau vì thế tạo cho sản phẩm sự khác biệt cũng như tính thẩm mỹ.
• Gỗ cao su là gỗ tự nhiên được khai khác khi đã đủ các yếu tố cần thiết vì thế đảm bảo được vấn đề môi trường, nguồn cung luôn ổn định.
• Trong trường hợp xảy ra hoả hoạn, thì loại gỗ này không thải các chất độc ra môi trường.
Nhược điểm
• Vì là dòng gỗ ghép nên bạn sẽ không thể trạm khắc hoa văn, cũng như nếu bạn cần sản phẩm có độ sang trọng theo phong cách rồng phượng thì loại vật liệu này không đáp ứng được.
• Có tuổi thọ không được cao như các loại gỗ tự nhiên, nhưng nếu bạn cần tuổi thọ chỉ vài năm thì loại ván này rất phù hợp.
• Nếu bạn cần một tấm gỗ có màu sắc, hoa văn đồng bộ thì ván ghép cao su không đáp ứng được, do loại vật liệu này được ghép từ nhiều loại gỗ khác nhau nên màu sắc sẽ không được đồng đều
• Tính chất gỗ nhẹ, không được cứng cáp như các loại gỗ cứng tự nhiên.
Đặc tính nổi bật của gỗ ghép cao su
Giống như các loại gỗ tự nhiên khác thì gỗ cao su cũng có khả năng chống ẩm, chịu nhiệt khá tốt, thớ gỗ dày, ít co.
Vân gỗ có hình dáng gợn sóng cùng với nhiều thanh gỗ ghép lại với nhau nên tạo cảm giác là mắt, về màu sắc thì gỗ cao su tự nhiên có màu sắc vàng, hổ phách nên rất phù hợp với các thiết kế thông gian văn phòng hiện đại.
Trong quá trình sản xuất thì ván gỗ ghép cao su sẽ được phủ lên một lớp UV hoặc 2K để tạo cho bề mặt có được độ nhẵn bóng, hạn chế tối đa trầy xước.
Gỗ cao su cũng được biết đến với tính chất đàn hồi tốt, bền bỉ và dẻo dai theo thời gian (tất nhiên sẽ không so được với các loại gỗ tự nhiên nguyên khối). Vì thế bạn có thể chọn gỗ ghép cao su làm các sản phẩm nội thất rất phù hợp.
Trên đây là các đặc tính đặc biệt của gỗ ghép cao su, nhưng không phải loại ván nào cũng có thể đạt được. Điều này còn tuỳ thuộc rất nhiều vào thành phần cấu tạo ván của riêng từng nhà máy sản xuất. Vì thế bạn cần phải có kiến thức tốt để có thể chọn được những tấm gỗ ghép cao su chất lượng nhất, hoặc bạn có thể liên hệ với các nhà cung cấp uy tín.
Các lưu ý khi lựa chọn gỗ ghép cao su
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, cũng như các xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất gỗ ghép cao su nói riêng và các loại gỗ ghép nói chung kém chất lượng, với giá rẻ. Và nhiều người lại ham rẻ mà mua phải những sản phẩm kém chất lượng, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mà còn làm cho bạn tốn thêm thời gian và chi phí.
Vì vậy trước khi mua các loại ván ép, gỗ công nghiệp nói chung thì bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản về sản phẩm chúng ta cần mua, ngoài ra việc lựa chọn các đơn vị cung cấp ván ép, các nhà máy sản xuất chất lượng, có đầy đủ các tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Nếu bạn không có nhu cầu quá cao, hoặc các tiêu chí sản quá tốt phẩm tốt thì có thể chọn các loại gỗ ghép cao su giá rẻ hoặc các sản phẩm thanh lý, đã qua sử dụng vài lần, các sản phẩm này rất thích hợp cho việc trang trí, hoặc làm các không gian tạo cảm giác hoài cổ, retro…không cần sử dụng các sản phẩm mới.
Một lưu ý khác là như Woodee trình bày ở trên thì có 4 loại gỗ ghép cao su cơ bản là AA, AB, AC và CD. Tuy chỉ là đánh giá cơ bản nhưng mỗi đơn vị sản xuất sẽ làm ra các loại ván AA, AB… khác nhau vì thế bạn không nên đánh là đơn vị đó cung cấp ván AA là sẽ tốt mà gỗ ghép cao su còn phải đảm bảo các quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chống nước, mối mọt… một cách tổng thể nhất.
Mua ván ép cao su ở đâu chất lượng?
Hiện nay trên thĩ trường có rất nhiều nhà cung cấp gỗ ghép cao su với nhiều mức giá cũng như chất lượng khác nhau, nên bạn cần có kiến thức thật kỹ để lựa chọn gỗ ghép cao su chất lượng và phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nếu bạn không muốn quá mất thời gian thì có thể liên hệ ngay với Woodee, không chỉ cung cấp sản phẩm gỗ ghép cao su tại Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và các tỉnh Miền Tây. Woodee còn triển khai hệ thống đại lý trên khắp cả nước, và phát triển chi nhánh cửa hàng và nhà xưởng ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trong tương lai, giúp tất cả mọi người đặc biệt là những nhà đầu tư, nhà thầu có những sản phẩm chất lượng với chi phí hợp lý nhất.
Nếu bạn đang cần mua gỗ ghép cao su tại Tphcm thì có thể liên hệ ngay với Woodee để chúng tôi có thể cung cấp sản phẩm cho bạn trong thời gian nhanh nhất.
Bảng giá gỗ ghép cao su tại Woodee
Vì gỗ ghép cao su nói riêng và các loại ván công nghiệp nói chung tại woodee có rất nhiều mẫu mã, quy cách, độ dày khác nhau, trước khi báo giá cho khách hàng, chúng tôi luôn muốn lắng nghe yêu cầu của và các tiêu chí từ khách hàng, từ đó chúng tôi mới có thể lựa chọn tư vấn cũng như báo giá gỗ ghép cao su cho khách hàng một cách chính xác nhất.
Các ưu điểm riêng của gỗ ghép cao su mà Woodee cung cấp:
• Đảm bảo chất lượng, các sản phẩm của Woodee luôn được đặt tiêu chí chất lượng lên hàng đầu.
• Tại kho gỗ ghép của Woodee có nhiều quy cách gỗ ghép cao su từ 8 li – 25 li, tiêu chuẩn cho nội địa đến xuất khẩu. Phủ gia công bề mặt gỗ ghép nhu keo, veneer.
• Ngoài ra Woodee triển khai dịch vụ gia công sản phẩm gỗ ghép cao su theo yêu cầu nên luôn đáp ứng nhu cầu của bạn.
• Giao hàng nhanh chóng trong nội thành Hồ Chí Minh mà các tỉnh lân cận
• Độ bền cao, giá thành hợp lý.
Tại kho gỗ Woodee có nhiều quy cách gỗ ghép cao su khác nhau đảm bảo đúng tiêu chuẩn nội địa đến xuất khẩu.
Các câu hỏi về gỗ ghép cao su thường gặp
Hiện nay Woodee đang triển khai phân phối sản phẩm trên khắp cả nước, nhưng vẫn nhiều nhất là các tỉnh giáp Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước… và các tỉnh miền tây. Đặc biệt chúng tôi sẽ triển khai nhà máy và nhà phân phối tại các tỉnh Miền Bắc, giúp khách các nhà đầu tư có thể có những sản phẩm với mức chi phí tối ưu nhất.